Một trong những bộ phận quan trọng nhưng cũng dễ gặp hỏng hóc trong các loại phụ tùng ô tô, đó chính là bugi. Cụ thể, bugi là thành phần trong hệ thống đánh lửa, nó tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí để nạp nhiệt lượng vào buồng đốt. Bugi phải chịu các tác động nhiệt thường xuyên, vì thế chuyện gặp trục trặc phải sửa chữa, thay mới trong quá trình vận hành là điều không thể tránh khỏi. Để hạn chế điều đó, hãy bảo dưỡng xe định kỳ để sớm phát hiện sai sót, lỗi lầm và khắc phục.
Kiểm tra bugi như thế nào?
Thường thì thợ máy khi tiến hành kiểm tra sẽ nhận biết tình trạng động cơ bằng cách dựa vào màu sắc điện cực, đồng thời cũng phải loại bỏ sạch lớp than carbon tại đó, điều chỉnh sao cho khe hở 2 điện cực về đúng vị trí của chúng. Nói về màu sắc điện cực, ta có 3 màu cơ bản:
- Màu đen, nhiều than bám: là do tỷ lệ trộn nhiên liệu dư xăng và thiếu gió, bugi sử dụng loại quá nguội.
- Màu trắng và bugi bị khô: tỷ lệ trộn nhiên liệu thiếu gió dư xăng, bugi sử dụng loại quá nóng.
- Màu đỏ gạch hoặc nâu nhạt: tỷ lệ trộn nhiên liệu đúng chuẩn, hoạt động bugi tốt, đúng dải nhiệt.
Nếu như thấy có vấn đề, thợ máy sẽ tiến hành điều chỉnh tỷ lệ trộn nhiên liệu, kiểm tra lọc gió và cổ hút vệ sinh tại vị trí điện cực bugi để xác định cũng như giải quyết vấn đề. Còn nếu vẫn không có tác dụng, thì cần phải thau bugi.
Lựa chọn bugi như thế nào?
Mỗi loại xe có mẫu bugi áp dụng phù hợp khác nhau. Đương nhiên thợ máy chuyên nghiệp sẽ biết và lựa chọn được chúng, nhưng nếu bạn quan tâm, thì có thể nhận biết như sau:
- Bugi nguội: dùng cho các loại xe thường chạy với vận tốc cao, tải nặng, tỷ số nén cao, chạy đường dài.
- Bugi nóng: ngược lại với trường hợp trên.
Thay bugi như thế nào?
Việc thay thế bugi đúng cách là rất quan trọng, quyết định độ bền của nó.
- Chỉ thay bugi khi động cơ xe đã nguội hẳn.
- Cũng đừng dùng lực giật thật mạnh dây bugi, điều đó sẽ dễ khiến dây cắm bị toạc ra, thay vào đó hãy xoay, vặn, kéo nhẹ nhàng.
- Bugi cũ bị bẩn, hãy lau sạch vết bẩn để tránh trong quá trình thay mới, các vết bẩn này bám lại xung quanh hay bám lại trên bugi mới.
- Vặn bugi bằng một chiếc khóa tuýp chứ không phải dụng cụ khí nén. Hãy dừng lại khi bugi bị kẹt cứng, xịt một chút dầu vào bugi, đợi vài phút rồi tiếp tục thao tác, khi đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!